Hưng Yên là nơi bồi lắng, hội tụ và lan tỏa sự phong phú, độc đáo của vùng văn hoá châu thổ sông Hồng. Đây là những nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và trở thành nguồn lực nội sinh cho sự phát triển của Hưng Yên.
Trong Địa danh học, “Hưng” có nghĩa là hưng thịnh, “Yên” có nghĩa là yên bình, ngụ ý chỉ một vùng đất bình yên, thịnh vượng. Với hơn 550 năm, vùng đất Hưng Yên với Phố Hiến là thương cảng đô hội quan trọng bậc nhất ở Đàng Ngoài nổi tiếng với câu “Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, vùng đất Hưng Yên thời nào cũng có những hào kiệt, danh nhân văn hóa trên nhiều lĩnh vực. Trong huyền sử, có Chử Đồng Tử được phong thánh trong “Tứ bất tử” theo tâm thức dân gian nước ta. Gần 10 thế kỷ khoa bảng dưới thời phong kiến Việt Nam (1075 – 1919), Hưng Yên có 8 trạng nguyên trong tổng số 53 trạng nguyên của cả nước; 205 tiến sỹ được ghi danh trên bia Văn miếu Quốc Tử Giám – Hà Nội, 228 người đỗ đại khoa được ghi danh ở Văn miếu Xích Đằng – Hưng Yên. Trong lĩnh vực quân sự có Triệu Quang Phục, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám… Văn học có Nguyễn Trung Ngạn, Đoàn Thị Điểm, Vũ Trọng Phụng; mỹ thuật có Tô Ngọc Vân, Dương Bích Liên; y học có Đại danh y hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác; khoa học có Nguyễn Công Tiễu, Phạm Huy Thông… Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc có những chiến sỹ Cộng sản kiên trung, nhà cách mạng kiệt xuất như: Đồng chí Tô Hiệu, đồng chí Lê Văn Lương, Trung tướng Nguyễn Bình, nữ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Thị Cúc, Trần Thị Khang (Vũ Thị Kính)… Trong công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo có Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh: “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh/ Tư duy đổi mới dân mình giầu lên/ Còn bao nhiêu những cái tên/ Tận trung với nước, vững bền lòng trai…”
Vùng đất Hưng Yên rất nhiều nhân tài, nhiều các tướng lĩnh có công với Tổ quốc không chỉ thời chiến mà cả thời bình. Điển hình như hiện tại có Bộ trưởng BCA Tô Lâm cùng rất nhiều các tướng lĩnh không chỉ ngành công an mà cả quân dội NDVN, các cấp chính quyền, cùng với đó là những chiến sĩ áo trắng, các nhà báo, nhà thơ, văn nghệ sĩ. Một vùng đất Hưng Yên nhỏ bé vậy mà vẫn vượt khó vượt khổ, vẫn nhiều những nhân tài hết lòng vì nước vì dân. Những người con ưu tú ấy đã làm rạng danh quê hương, đất nước, mãi mãi là niềm tự hào của đất và người Hưng Yên: “Ân Thi tướng giỏi đời Trần/ Có Phạm Ngũ Lão, ân cần giúp dân/ Ngoại giao xuất chúng như thần/ Có Nguyễn Trung Ngạn hai lần xuất giao/ Văn Giang chuyển đổi tự hào/ Trồng hoa, cây cảnh việc nào cũng hay/ Phù Cừ lưỡng trạng còn đây/ Tống Trân tài giỏi, dân cầy nhớ công”…
Hưng Yên là nơi bồi lắng, hội tụ và lan tỏa sự phong phú, độc đáo của vùng văn hoá châu thổ sông Hồng. Hưng Yên là vùng đất cổ với hơn 1.800 di tích và trên 500 lễ hội văn hóa truyền thống. Có 446 di tích đã được xếp hạng trong đó có 172 di tích quốc gia, 3 di tích quốc gia đặc biệt được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng cấp Quốc gia, đứng thứ 3 cả nước về số lượng di tích cấp Quốc gia (sau Hà Nội với hơn 1200 di tích cấp quốc gia và Bắc Ninh với 204 di tích cấp quốc gia). Ngoài ra còn có 271 di tích cấp tỉnh, 7 bảo vật và nhóm bảo vật quốc gia, hàng trăm làng nghề và làng nghề truyền thống. Hưng Yên đang dần trở thành một địa chỉ hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến với các khu, điểm du lịch với nền kiến trúc nghệ thuật độc đáo thể hiện một thời kỳ phát triển rực rỡ, là di sản vô giá trong kho tàng văn hóa nhân loại, đồng thời cũng là sản phẩm độc đáo của du lịch văn hóa, tâm linh.
Đến với Hưng Yên là đến với vùng đất cổ kính với các ngôi đền, chùa cùng các làng nghề truyền thống độc đáo. Hưng Yên cổ kính không chỉ tạo ấn tượng bởi những nét văn hóa truyền thống mà còn ở sự độc đáo của nền ẩm thực nơi đây với những món đặc sản nổi tiếng nổi tiếng trong nước và quốc tế như món chả gà Tiểu Quan, gà Đông Tảo, ếch om Phượng Tường, bánh dày làng Gàu, bún thang lươn, cá mòi, canh cá rô, chè sen long nhãn, nhãn lồng ngọt thanh dịu mát, tương làng Bần…
Mặc dù là tỉnh duy nhất không có núi, không có biển nhưng Hưng Yên có hệ thống sông ngòi dày đặc, nổi bật là sông Hồng và sông Luộc, với cảnh quan sông nước thơ mộng, có khả năng kết nối với các điểm du lịch. Địa hình đồng bằng với đất đai màu mỡ, phù hợp trồng trọt các loại hoa cây ăn quả, cây dược liệu, tạo nên nhiều cảnh quan hấp dẫn với những đồng quê, làng hoa. Đây là những nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và trở thành nguồn lực nội sinh cho sự phát triển của Hưng Yên.
Hưng Yên có hệ thống giao thông quan trọng nối giữa các trung tâm kinh tế của vùng đồng bằng Bắc Bộ, những tuyến giao thông huyết mạch kết nối và lan toả không những trong tỉnh mà còn trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, qua đó đã thúc đẩy giao thương, sản xuất phát triển, tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư và đẩy mạnh quá trình đô thị hóa trên địa bàn tỉnh; là động lực to lớn để Hưng Yên phát triển. Với vị trí địa thế trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, giữa các tuyến giao thông quan trọng, đặc biệt giai đoạn từ năm 1997 đến nay, Hưng Yên nhanh chóng đạt được những thành tựu nổi bật về tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tự cân đối ngân sách địa phương và có đóng góp cho ngân sách trung ương; đồng thời thực hiện tốt các chính sách xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, chính trị xã hội ổn định. Trên hành trình xoá đói giảm nghèo, Hưng Yên đã thay đổi rõ rệt đi nên, đổi mới từng ngày, đó là cùng nhờ vào cá một tập thể bộ máy chính quyền với những người lãnh đạo đứng đầu tỉnh và các cấp các ngành. Vùng đất Hưng Yên từ thời chiến đến thời bình, nề nếp , khuôn phép, yêu thương nhau, như một nét sống văn minh cha truyền con nối. Trên địa bàn tỉnh đã có nhiều khu đô thị mới quy hoạch và xây dựng hiện đại, văn minh như: Khu đô thị Ecopark, V-Green City Phố Nối, Khu đô thị New City Phố Nối, Khu đô thị đại học Phố Hiến…Sản phẩm công nghiệp của tỉnh rất đa dạng là dệt may, giày da, ô tô, xe máy, điện tử, điện dân dụng, công nghiệp thực phẩm, cơ khí chính xác, thép xây dựng… Cơ cấu theo hướng phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ đang là chủ đạo. Khi các nhà báo, phóng viên đặt chân tới đây cảm nhận rõ vẻ đẹp các khu đô thị mới như không gian của một đô thị hiện đại phương Tây. Từ những dòng sông, mặt hồ nước, những còn thuyền chờ du khách, những hàng quán với nền ẩm thực độc đáo và đa dạng , những đường phố cũng đã có nhiều cây xanh sach sẽ lãng mạn làm cho du khách rất hài lòng cứ lưu luyến mãi vùng đất bình yên này.
Những nỗ lực đó, trong hội nghị giao bản ngày…. BCA đã chỉ đạo tất cả các tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt là tỉnh Hưng Yên, mà điển hình là huyện Kim Động là địa phương đầu tiên ra quân đầu tiên “nói không với tệ nạn ma tuý”. Khi nhà báo phóng viên trực tiếp ghi nhận tất cả những thành tích của tỉnh Hưng Yên, các nhà báo phóng viên đã cùng chung tay với các cán bộ chiến sĩ CAND bám sát địa bàn, xuống từng xã. Chia sẻ với các phòng viên, đồng chí Trưởng CA xã và các chiến sĩ đã trao đổi tình hình, với những thành tích đã bắt giữ được nhiều đối tượng, trong đó có các đối tượng không nằm ở địa bàn. Mặc dù cơ sở vật chất còn thiếu thốn, lực lượng thì mỏng, nhưng các cán bộ chiến sỹ công an vẫn quyết tâm ra quân cả ngày lẫn đêm, làm quyết liệt. Để không còn bất cứ đối tượng nào trên địa bàn, các cán bộ chiên sỹ đã đi từng nhà tuyên truyền, vận động các cả các hộ gia đình, các trường học, phối hợp cũng các cấp chính quyền, các thầy cô giáo tại trường như thường niên vào thứ hai đầu tuần, hoặc các lớp trực tuyến để tuyên truyền cho các em học sinh có một môi trường giáo dục ngay từ nhỏ, từ ANTT và giữ gìn vệ sinh môi trường.
Ngay từ những ngày đầu ra quân, được sự chỉ đạo của đ/c Trưởng CA huyện Kim Động và UBND huyện cũng như các lãnh đạo tỉnh, các cán bộ chiến sỹ đã quyết tâm để một Hưng Yên giàu đẹp hơn, 100% nói ko với tệ nạn ma tuý và bảo vệ tốt ANTT và an sinh xã hội, chăm lo đời sống cho nhân dân, bảo đảm một Hưng Yên xanh – sạch – đẹp. Nhà báo Bích Ngọc – thừa lệnh Tổng biên tập Tạp chí Môi trường Xây dựng chia sẻ và nghẹn ngào nói: “Lực lượng vũ trang, các cán bộ chiến sỹ, các cấp chính quyền địa phương và các cấp lãnh đạo tỉnh là nòng cốt của nhân dân, nên các anh và các chiến sĩ cố gắng hơn nữa, nhà báo phóng viên chúng tôi sẽ cùng chung tay với các chiến sĩ và các cấp chính quyền địa phương, tuyên truyền vận động với phương châm ‘đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng, không để ai bỏ lại phía sau’, chúc các anh và các cán bộ chiến sĩ thật nhiều sức khoẻ hoàn thành tốt các nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao phó, đó không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là mệnh lệnh của trái tim của mỗi cán bộ chiến sĩ CAND!”, Nhà báo Bích Ngọc nhấn mạnh.
Trong xu thế dòng chảy của du lịch hiện đại, vùng đất Hưng Yên vẫn giữ cho mình một chỗ đứng riêng trong nhịp thăng trầm cổ kính, không ồn ào, phô trương nhưng vẫn tấp nập dòng người đến tham quan, vãn cảnh. Toàn tỉnh có 364 lễ hội các loại, trong đó có 326 lễ hội dân gian, 22 lễ hội tôn giáo, 13 lễ hội tín ngưỡng, 3 lễ hội được bảo tồn theo dự án văn hóa phi vật thể. Hệ thống lễ hội này đã giới thiệu và chứng minh sinh động về vùng đất, con người Hưng Yên trong quá khứ và hiện tại, với những nét đặc trưng, những giá trị văn hóa tinh thần, tín ngưỡng của Hưng Yên nói riêng, vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nói chung. Đó chính là nét đặc sắc riêng trong đời sống văn hóa của người dân vùng đất được mệnh danh là “tiểu Tràng An”.
Hưng Yên không được nhiều thế mạnh về danh thắng, cảnh quan, song chính con người nơi đây, qua bao đời ghi – giữ lịch sử, đã để lại cho hậu thế biết bao giá trị nhân văn đẹp đẽ. Tỉnh Hưng Yên đang tiếp tục phấn đấu để trong tương lai không xa sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố thông minh và phát huy đầy đủ những giá trị cốt lõi của văn hóa trung tâm đồng bằng sông Hồng, xứng đáng là vùng đất văn hiến, địa linh nhân kiệt, có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Kết thúc một buổi chiều muộn ra về, đi dọc những con phố, qua những nơi kỷ niệm thiêng liêng, lịch sử của tỉnh Hưng Yên, từng cành lá liễu rủ mặt Hồ Bán Nguyệt, từng con phố xanh sạch đẹp hoà quyện với chút lãng mạn dịu dàng và sự bình yên, làm chúng tôi cứ lưu luyến mãi nơi đây. Như những câu thơ nhẹ nhàng mà đầy tình cảm của nhà thơ Lê Duyên: “Anh có về xứ nhãn với em không?/ Hồ Bán Nguyệt làm gương lồng đôi bóng/ Lắng hồn nghe tiếng chuông chùa xa vọng/ Ngắm cánh cò bay lả giữa phố quê./ Dưới bóng trăng cùng dạo bước triền đề/ Sông lấp lánh ngược dòng về quá khứ/ Trong ảo ảnh ngỡ Tiên Dung – Đồng Tử/ Bước ra từ trang truyền thuyết xa xưa…”
Nguồn: Tạp chí Môi trường xây dựng – https://moitruongxaydungvn.vn/hung-yen-vung-dat-binh-yen-va-hung-thinh